Để Trở Nên Nhà Lãnh Đạo Tuyệt Vời.

Mỗi người chúng ta sinh ra là một thiên tài. Nhưng đáng tiếc là hầu hết chúng ta đều đạt được dưới khả năng của mình. Thành công hay chưa thành công đôi khi chỉ cần nổ lực, kiên trì thêm một chút nữa thôi. Nhà lãnh đạo tuyệt vời là người biết khơi gợi ý tưởng, tạo thêm động lực và niềm đam mê cho các nhân viên của mình.

1. Tập trung

“Người ta nói rằng lãnh đạo thường đưa ra những quyết định quan trọng nhưng không được nhiều người tán thành. Điều này không hề sai, nhưng tôi nghĩ yếu tố then chốt của một lãnh đạo tài ba là phải đưa ra được quyết định mang tính tập trung, đừng dàn trải. Không phân tâm vào những điều nhỏ nhặt, bạn phải có khả năng tập trung tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Để đưa ra được những chiến lược, quyết sách hay một vài chiến lược trọng yếu, bạn phải có khả năng chọn lọc đáng kinh ngạc. Nếu không, những điều nhỏ nhặt sẽ nhấn chìm bạn”.

— Tim Ferriss, tác giả của một trong những sách bán chạy nhất,
người dẫn chương trình của The Tim Ferriss Show

2. Tự tin

“Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng, có khả năng truyền lửa và nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của mọi người, để họ thấy rằng lãnh đạo là người biết cảm thông và là một đầu tàu vững chắc. Là nữ giới, trên cương vị lãnh đạo, để được mọi người tín nhiệm tôi luôn duy trì phong thái tự tin, quyết đoán, nhưng không mất đi những tư tưởng giáo dục thấm nhuần của một người dân phương Nam, đó là sự thiện lương và lòng bao dung. Cần phải dung hòa và kết hợp tốt hai yếu tố đó thì bạn mới được tôn trọng.”

— Barri Rafferty, CEO của Ketchum North America

3. Minh bạch

“Tôi không bao giờ ủng hộ việc ‘đeo mặt nạ’. Là một nhà lãnh đạo, cách duy nhất tôi làm để tạo dựng niềm tin và đồng cảm giữa các thành viên trong nhóm và đồng nghiệp là thực sự cởi mở 100%, đôi khi không toàn vẹn, nhưng chúng tôi luôn tràn đầy đam mê với công việc của mình. Điều này giúp tôi luôn thấy thoải mái và sẵn lòng thể hiện trọn vẹn khả năng của bản thân và kiên định theo đuổi mục tiêu. Họ biết rõ họ đang nhận được những gì. Nên không có gì bất ngờ cả”. 

— Keri Potts, giám đốc phụ trách quan hệ công chúng
của công ty ESPN

Nhà Lãnh Đạo Tài Năng

4. Tính chính trực

“Nhân viên chính là lăng kính phản chiếu trực tiếp những giá trị mà nhà lãnh đạo thể hiện ra. Nếu chúng ta xử sự theo kiểu lỗi thời và đơn thuần chỉ là ‘phản ứng’ đáp trả trước tình huống gặp phải chứ không thực sự làm được điều đúng đắn, thì chúng ta đang tự giới hạn chính tiềm năng kinh doanh và để tuột khỏi tầm tay những nhân tài sáng giá. Nếu trong mọi tương tác bạn đều đề cao tính chân thực, thì chắc chắn nó sẽ mang lại hiệu quả tốt cho hoạt động kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của bạn, sau đó, các khía cạnh khác sẽ sẽ tự nhiên ăn nhập vào và vận hành suôn sẻ.

— Gunnar Lovelace, đồng sáng lập viên
kiêm CEO của Thrive Market

5. Truyền cảm hứng

“Người ta tưởng rằng tôi là một người luôn ‘tự lực cánh sinh’, nhưng thực tế không phải vậy. Các nhà lãnh đạo không tự nhiên làm nên thành công mà họ được truyền cảm hứng. Tôi đã đến Mỹ với hành trang không phải là tiền bạc hay bất kỳ món đồ có giá trị nào ngoài cái túi thể thao, tuy vậy, tôi không nói rằng mình không có gì. Nhiều người đã cho tôi nguồn cảm hứng và lời khuyên tuyệt vời, tự tin vào bản thân cùng niềm đam mê cháy bỏng là nguồn động lực thúc đẩy tôi. Đó là lý do tại sao tôi luôn sẵn lòng truyền cảm hứng cho bạn bè hay thậm chí là những người không quen biết thông qua Reddit. Hơn ai hết, tôi biết rõ sức mạnh phi thường sẽ đến khi được truyền cảm hứng, và bởi vậy nếu ai đó muốn đứng trên vai tôi để vươn tới tầm vĩ đại, tôi sẽ sẵn sàng nâng đỡ họ”.

— Arnold Schwarzenegger, vận động viên thể hình,
diễn viên, và là cựu thống đốc bang California

6. Niềm đam mê

“Bạn phải yêu thích những gì bạn làm. Để thực sự đạt được thành công trong bất kỳ công việc gì, thì thứ đó phải luôn đau đáu trong tâm trí bạn và bạn phải khao khát cháy bỏng đeo đuổi nó tới cùng. Bất kể công việc kinh doanh của bạn thành công đến thế nào đi nữa, bạn cũng không bao giờ được tự mãn, cần không ngừng thúc đẩy bản thân phải làm một điều gì đó to lớn hơn, tốt hơn và vĩ đại hơn. Tự mình làm gương không có nghĩa là bạn thấy rằng bạn cần làm thế, mà nó phải là hành động tự nhiên xuất ra từ nội tâm, bởi nó là phong cách sống của bạn.”

 — Joe Perez, nhà đồng sáng lập Tastemade

Kỹ Năng Lắng Nghe Của Nhà Lãnh Đạo

7. Đổi mới

“Trong bất kỳ hệ thống với nguồn tài nguyên hữu hạn còn nhân lực lại tăng vô hạn (giống như trong doanh nghiệp của bạn nói riêng hay tất cả nhân loại nói chung), thì sự đổi mới là vô cùng thiết yếu. Đổi mới không chỉ để thành công mà còn mang tính sống còn cho bất kỳ một hệ thống nào. Những người mở đường cho sự đổi mới chính là những lãnh đạo của chúng ta. Người lãnh đạo và người đổi mới luôn là một. Cho dù là đổi mới trong tư tưởng, công nghệ hay tổ chức, thì đổi mới cũng là hy vọng duy nhất để giải quyết mọi khó khăn và thách thức”.

— Aubrey Marcus, sáng lập viên của Onnit.

8. Kiên nhẫn

“Kiên nhẫn thực chất là lòng can đảm được dùng để đo lường mức độ cam kết của bạn đối với mục tiêu ban đầu của mình. Con đường dẫn đến thành công luôn đầy chông gai, nhưng các nhà lãnh đạo giỏi nhất sẽ ý thức được khi nào nên từ bỏ mục tiêu và khi nào cần kiên định. Nếu tầm nhìn của bạn đủ xa, đủ rộng, bạn sẽ có hàng trăm lý do để giải thích tại sao ‘không thể cán đích’ và rất nhiều người sẽ hoài nghi bạn. Bạn cần phải kết hợp rất nhiều yếu tố lại với nhau – như thị trường bên ngoài, sự cạnh tranh, tài chính, nhu cầu của người tiêu dùng, và tất nhiên cần đến một chút may mắn – để tạo nên được điều gì đó to lớn”.

— Dan Brian, giám đốc tác nghiệp (COO) của WhipClip

9. Chủ nghĩa khắc kỷ

“Dù muốn hay không chúng ta cũng sẽ không ít lần rơi vào ‘thảm cảnh’. Điều đó có thể là những sai lầm gây thiệt hại về tài chính, hay những thất bại bất ngờ, hoặc là đối thủ cạnh tranh bất lương. Cốt lõi của Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) chính là có thể chấp nhận và lường trước tình huống, để bạn không bị bất ngờ phản ứng theo cảm tính mà đẩy mọi việc tồi tệ hơn. Rèn luyện trí lực, trù tính tình huống xấu nhất và điều chỉnh những phản ứng mang tính bản năng vô dụng của mình – đó là cách chúng ta đảm bảo các tình huống tồi tệ kia sẽ không khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm tai hại.

— Ryan Holiday, tác giả sách “The Obstacle is the Way”
và là cựu giám đốc marketing của American Apparel

10. Định lượng biến động

“Hiểu những con số cơ bản là điều tốt nhất mà tôi đã làm được cho công việc kinh doanh của mình. Khi chúng tôi có dịch vụ dựa trên thuê bao (người dùng trả tiền sử dụng dịch vụ), đã tác động lớn nhất đến điểm cốt yếu của chúng tôi đó là giảm đi tỷ lệ churn rate (tỷ lệ khách hàng rời bỏ website) từ 6% về 4%, tăng 50% giá trị vòng đời của khách hàng – CLV (tức là lượng giá trị mà của một khách hàng đóng góp cho công ty trong suốt cuộc đời của họ). Chúng tôi sẽ không thể tập trung vào số liệu này nếu không phân tích chính xác dữ liệu”.

— Sol Orwell, nhà đồng sáng lập Examine.com

11. Là chính mình

“Bắt chước xác thực là một trong những cách thức học hỏi tốt nhất, nhưng với một nhà nhà lãnh đạo thì không. Mỗi nhà lãnh đạo vĩ đại trong lòng tôi, từ Mike Tomlin đến huấn luyện viên trượt tuyết Olympic Scott Rawles, họ đều có phong cách riêng của mình. Học hỏi từ người khác, đọc tự truyện của các nhà lãnh đạo mà bạn yêu thích, luôn nắm bắt và tích lũy kỹ năng cần thiết… nhưng hãy là chính mình, đừng bao giờ đánh mất tiếng nói, ý kiến riêng của mình, và cả cách mà bạn đưa ra quyết định”.

 — Jeremy Bloom, đồng sáng lập và CEO của Integrate

12. Linh hoạt

“Một trong những chuyện hoang đường nhất mà người ta tưởng tượng ra được đó là họ cho rằng những nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi là những người có tầm nhìn xa trông rộng, quyết liệt đeo bám mục tiêu của mình bất chấp mọi hoàn cảnh. Điều này thật nực cười. Kỳ thực, các nhà lãnh đạo cần phải là người có tâm trí thoáng đãng để có thể linh hoạt, điều chỉnh khi cần thiết. Khi một công ty còn đang trong giai đoạn khởi đầu thì kế hoạch thường được đánh giá quá cao và mục tiêu của nó thường xuyên thay đổi. Điều bạn cần làm là tập trung vào đầu tư, phát triển và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.”

— Daymond John, CEO của Shark Branding và FUBU

Bài Học Từ Nhật Bản- Vượt Lên Trên Sự Mong Đợi

13. Quyết đoán

“Thời học sinh, sinh viên, để kiếm thêm tiền tôi thường làm trọng tài cho các trận bóng rổ tiêu khiển. Người hướng dẫn tôi đã đưa ra một lời khuyên mà tôi rất tâm đắc, nó cũng rất đúng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp: ‘Hãy nhanh chóng ra quyết định, hô nó lên thật to và đừng bao giờ quay đầu lại’. Trong những tình huống cấp bách, một quyết định dù có sai nhưng quyết đoán, xét về lâu về dài nó thường mang đến những kết quả tốt hơn; và một đội ngũ mạnh hơn là đưa ra những quyết định mập mờ, dù sau đó nó có đúng đi chăng nữa.”

— Scott Hoffman, chủ sở hữu Folio Literary Management

14. Ấn tượng

“Tất cả chúng ta đều đóng góp một điều gì đó độc đáo cho thế giới này và tất cả chúng ta đều có thể nhận biết một ai đó không chân thật. Càng tập trung vào việc kết nối với người khác một cách chân thành và tìm cách giúp đỡ họ – chứ không chỉ nhìn chằm chằm vào những gì họ có thể giúp bạn – bạn sẽ ngày càng trở nên đẹp và dễ gần hơn trong mắt họ. Đây không phải là phẩm chất cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo tài ba, nhưng nó là một phẩm chất cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo đáng kính, điều này có thể tạo nên sự khác biệt trong kinh doanh của bạn”.

— Lewis Howes, tác giả sách bán chạy “The School of Greatness”
do tờ New York Times bình chọn.

15. Phân quyền

“Bản thân là vận động viên thể thao, nên rất nhiều triết lý lãnh đạo của tôi bắt nguồn từ đó. Những đội thành công nhất của tôi không phải lúc nào cũng là đội tài năng nhất mà là đội có tinh thần đồng đội, biết cách kết hợp hiệu quả các kỹ năng, thế mạnh và sự tin tưởng lẫn nhau giữa các thành viên. Để xây dựng một đội có năng lực làm việc ‘trên cả mong đợi’, bạn cần phải phân chia trách nhiệm và quyền hạn. Điều này không hề dễ dàng, nó khó hơn rất nhiều so với việc bạn tự tay làm mọi việc. Nhưng nếu bạn lựa chọn dự án chính xác, tìm được những trợ thủ đắc lực để lựa chọn và hỗ trợ dự án hiệu quả, ủy quyền có thể mang lại thành công cho bạn. Đó là cách bạn thực sự nhìn ra khả năng và khai thác tối đa năng lực làm việc của họ.”

— Shannon Pappas, phó chủ tịch cấp cao
Beachbody LIVE

16. Tích cực

“Để vươn đến đỉnh cao bạn phải tạo ra được văn hóa lạc quan trong doanh nghiệp. Sẽ có nhiều thăng trầm trên con đường đến vinh quang, nhưng nếu luôn giữ được thái độ tích cực, thì công ty sẽ luôn tiến bước. Nhưng hãy lưu ý rằng nó đòi hòi lòng can đảm. Bạn phải thực sự tin tưởng rằng bạn có khả năng biến điều không thể thành có thể”.

— Jason Harris, CEO của Mekanism

17. Sự hào phóng

“Mục tiêu chính của tôi là luôn cho đi những gì tốt đẹp nhất của bản thân mình. Tất cả chúng ta cùng nhau phát triển – như một chỉnh thể – vì vậy tôi có thể xây dựng một đội ngũ và giúp bản thân mỗi cá nhân trong tập thể vươn xa hơn.”

— Christopher Perilli, CEO của Pixel Mobb.

18. Bền bỉ

“Một lãnh đạo tầm cỡ từng nói với tôi: ‘Kiên trì đánh bại mọi trở ngại.’ Và sau khi làm việc tại Facebook, Intel và Microsoft, rồi thành lập công ty riêng, tôi đã rút ra được hai bài học để đời: Dục tốc bất đạt, mọi điều vĩ đại đều cần thời gian để tạo dựng, cần kiên trì bằng mọi giá. Điều mà một nhà lãnh đạo cần: Là hãy sẵn sàng vượt qua những nơi mà người khác không thể”.

— Noah Kagan, CEO của AppSumo

19. Sáng suốt

“Với trăm ngàn thứ đổ vào đầu, bạn phải tỉnh táo để nhận ra đâu mới là thứ quan trọng. Cũng giống như sự khôn ngoan, nó có thể được cải biến theo thời gian, nhưng bạn phải để tâm đến nó. Tính nhạy bén là phẩm cách vốn tồn tại trong con người bạn. Khi bạn đưa ra nhận định đúng, bạn chẳng khác gì thiên tài. Còn ngược lại, thì bạn trông như một kẻ ngốc”.

— Raj Bhakta, nhà sáng lập WhistlePig Rye Whiskey

Chữ ” Tín” Trong Văn Hóa Nhật Bản

20. Khả năng giao tiếp

“Nếu mọi người không hiểu bạn muốn gì, và họ không làm bạn thỏa mãn thì đó thực sự là lỗi của bạn vì đã không trình bày rõ ràng để họ hiểu. Tôi cùng cộng sự thường xuyên kết nối với nhau, có khi còn giao tiếp nhiều quá mức. Nhưng xét cho cùng giao tiếp là một hành động cần thiết để tạo ra sự cân bằng. Bạn có thể có nhu cầu cụ thể, nhưng để hoàn thành công việc nhằm đáp ứng nhu cầu đó thì điều quan trọng hơn cả là sự hợp tác. Chúng tôi luôn muốn mọi người bộc bạch suy nghĩ và ý tưởng của cá nhân họ – đó là lý do tại sao chúng tôi có một đội ngũ hùng mạnh với những con người tài năng.”

— Kim Kurlanchik Russen, cộng sự của Tập đoàn TAO Group.

21. Nhận trách nhiệm

“Đổ lỗi dễ hơn là nhận trách nhiệm. Nếu bạn muốn biết làm thế nào để nhận trách nhiệm một cách đúng đắn, hãy học hỏi từ chuyên gia tài chính Larry Robbins. Ông đã viết một bức thư chân thành và khiêm tốn đến những nhà đầu tư, nhận lỗi về những phán đoán sai lầm của ông đã khiến họ bị tổn thất. Sau đó, ông đã mở một quỹ mới hoàn toàn không thu phí quản lý và hoạt động – gọi là quỹ đầu tư (hedge fund) – một điều chưa từng có tiền lệ. Đây là hành động của người có chí khí, một người có trách nhiệm. Không chỉ là nhận trách nhiệm suông mà nó còn bao gồm cả việc hành động để sửa chữa sai lầm”.

— Sandra Carreon-John, phó chủ tịch cấp cao
M&C Saatchi Sport & Entertainment

22. Không ngừng tìm kiếm

“Lãnh đạo xuất sắc phải xác định được đâu là điểm mạnh của mỗi cá nhân trong đội ngũ của mình, và sau đó có thiện ý tìm ra những gì cần thiết để kết nối mọi người, bổ sung thiếu sót tạo nên một đội hoàn chỉnh. Một điều chắc chắn là đội của bạn không có tất cả câu trả lời cho mọi tình huống. Vì vậy, vì nếu bạn tin rằng đội của bạn đã đưa ra được mọi đáp án, thì nghĩa là những câu hỏi mà bạn đưa ra chưa đủ tối ưu.”

— Nick Woolery, giám đốc marketing toàn cầu
Công ty Stance

* Kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo giỏi

Để Tự Tin- Bạn Chính Là Những Gì Mình Nghĩ.

Theo Entrepreneur

Hoàng Vũ


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng