Hé Lộ Kỹ Năng Thương Lượng Và Đề Xuất Tăng Lương.

Câu trả lời cho việc tăng lương có thể là “có” hoặc “không”, tuy nhiên những gợi ý dưới đây có thể giúp bạn tăng thêm cơ hội thành công không chỉ trong công việc kinh doanh mà còn trong cuộc sống gia đình. Kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp rất cần thiết cho cuộc sống ngày nay.

Bạn có thể tham khảo danh sách những điều nên làm và không nên làm khi đề cập đến việc xin tăng lương.

1. Đề xuất sau khi lập công lớn

Đây là thời điểm tốt để xin tăng lương. Hãy tận dụng thời cơ này để đạt được những gì bạn xứng đáng.

2. Viết, diễn tập cho những gì bạn sẽ nói

Đừng bước vào phòng họp bằng tay không. Hãy lập ra một danh sách những lý do bạn nên được tăng lương và tập nói trước gương để đảm bảo rằng bạn sẽ trình bày bằng thái độ tự tin và thuyết phục nhất có thể.

Ngoài việc đề cập tới những thành tích, bạn cũng có thể nói về trách nhiệm tăng thêm mà gần đây bạn đã gánh vác, những chiến lược mới mà bạn đã thực hiện, những dự án mà bạn đi đầu…

Bạn cũng có thể in danh sách này ra để sếp xem xét lại kỹ càng hơn và thảo luận với các giám sát viên khác nếu cần.

Hãy tập luyện trước khi đề xuất ...

* Kỹ Năng Đề Xuất Tăng Lương

3. Chọn đúng thời điểm

Bạn nên kín đáo thảo luận với các đồng nghiệp về chu kỳ đánh giá của công ty để xem bạn đã đủ thời gian để tăng lương hay chưa. Bạn cũng nên xem xét tình hình tài chính hiện tại của công ty nếu có thể.

Hãy đề xuất khi công ty có một nguồn thu mới, khi năm tài chính mới bắt đầu, hay khi bạn cho rằng sếp đang dễ dàng hơn với việc đó.

4. Ăn mặc chỉn chu

Hãy dành vài phút để thắt lại cà-vạt, là áo thẳng nếp… trước khi bước vào phòng sếp. Có thể bạn không muốn mình trông quá nghiêm trọng nhưng việc trông chuyên nghiệp hơn cũng không gây hại gì cho bạn cả.

Tuyệt đối tránh mẫu câu "tôi cần tăng lương, nếu không thì…"

5. Có phương án cho lời từ chối

Chẳng ai muốn nghe lời từ chối cho đề xuất này, nhưng bạn hãy chuẩn bị cho một đề xuất khác xem sao. Ví dụ như được làm việc ở nhà 1 ngày mỗi tuần, hay bạn cần một chiếc điện thoại mới, một chiếc máy tính mới vì mục đích phục vụ công việc. Sếp bạn có thể đồng ý với một đề xuất nhỏ sau khi đã từ chối một đề xuất lớn hơn.

Những Bài Học Thành Công Từ Cuộc Sống.

6. Đừng hỏi qua email

Bạn nên nói chuyện mặt đối mặt cho đề xuất này. Đó là cách tốt nhất cho thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc, và nó cũng giúp bạn đánh giá phản ứng của sếp.

7. Đừng hỏi vào thời điểm căng thẳng

Nếu sếp bạn đang bị "stress" hay quá tải, có thể đó không phải là thời điểm thích hợp cho chủ đề này. Hãy chờ đợi cho đến khi họ đang có tâm trạng tốt.

8. Đừng đưa ra tối hậu thư rằng bạn sẵn sàng nghỉ việc nếu bị từ chối

Hãy cẩn thận với cách bạn đề cập tới chủ đề này. Đừng để sếp nghĩ rằng bạn nhất quyết phải tăng lương bằng được. Tất nhiên, hãy tự tin và quyết đoán nhưng hãy chú ý đến giọng điệu: hãy tỏ ra tự tin, chuyên nghiệp và hiểu biết.

Hãy đề xuất khi công ty có một nguồn thu mới, khi năm tài chính mới bắt đầu, hay khi bạn cho rằng sếp đang dễ dàng hơn với việc đó

 
9. Không đưa lý do về lương của đồng nghiệp

Bạn không nên đưa lương của các đồng nghiệp làm lý do tăng lương cho mình. Tránh đưa những thông tin kiểu "tám chuyện" vào cuộc thảo luận. Ngay cả khi bạn biết ai đó được trả cao hơn mình và bạn nghĩ rằng mình xứng đáng thì cũng nên giữ kín những thông tin tế nhị đó.

Thay vào đó, hãy tập trung vào trải nghiệm, thành tích của riêng mình.

10. Đừng kể lể về những lý do cá nhân

Những lý do như "vợ/ chồng tôi vừa mất việc, con tôi ốm…" không nên đưa vào trừ khi bạn có mối quan hệ thân quen với sếp.

Hé Lộ Kỹ Năng Giao Tiếp Xã Hội Hiệu Quả.

* Nâng cao giá trị bản thân, nâng cao chất lượng cuộc sống

Theo Nguyễn Thảo/vietnamnet

(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng