Kỹ Năng, Kỹ Năng Sống là Gì Mà Sao Chúng Ta Lại Cần Đến Trong Cuộc Sống Hàng Ngày.

Ngày nay, có rất nhiều người quan tâm đến các kỹ năng, vốn là một từ mang tính phạm trù lớn thuộc về xã hội. Đặc biệt là các bậc cha mẹ, những người thường xuyên lo lắng việc con em mình bị khiếm khuyết các kỹ năng sống. Họ sợ rằng trẻ sẽ gặp rắc rối khi thiếu nó. Thế nhưng, thay vì việc bố mẹ tự tìm kiếm một vài giải pháp giáo dục, các cơ sở đào tạo lại trở thành nơi được họ quan tâm hơn.

Đừng nghĩ rằng chỉ có trẻ mới cần bổ sung kỹ năng mà ngay cả người lớn cũng có thể trở thành đối tượng chính khi tham gia học kỹ năng. Vốn dĩ, học chẳng bao giờ là thừa, cũng giống như giáo dục vậy, chúng ta phải giáo dục và tự giáo dục một cách rất thường xuyên.

1. Kỹ năng và kỹ năng sống

Kỹ năng được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào thực tiễn, được học do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó. Nó luôn có chủ đích và định hướng rõ ràng. Như vậy, kỹ năng là từ chỉ năng lực hay khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi.

Kỹ năng sống thường không tồn tại độc lập, luôn có mối quan hệ mật thiết, đan xen và bổ sung cho nhau. Kỹ năng sống cơ bản bao gồm: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, kỹ năng xử lý căng thẳng, kỹ năng tư duy tích cực.

Kỹ Năng Giao Tiếp, Tạo Lập Mối Quan Hệ 4.0

2. Đặc điểm của kỹ năng

Kỹ năng bắt nguồn từ các góc nhìn chuyên môn và quan niệm cá nhân của từng người. Tuy nhiên, đa phần chúng ta đều công nhận, các kỹ năng được hình thành khi áp dụng kiến thức chuyên môn vào thực tế cuộc sống, nghĩa là gồm cả việc được đào tạo, hoặc giáo dục một cách có hệ thống bài bản.

Trên thực tế, kỹ năng chúng ta học được là do quá trình lặp đi lặp lại một hoặc một nhóm hành động nhất định nào đó có chủ đích và định hướng rõ ràng.

Xét về mặt xã hội thì không có gia đình nào tránh khỏi việc chạy đua với thời gian, với kinh tế mà quên đi hay nói cách khác là coi nhẹ việc giáo dục con cái, phó mặc cho nhà trường, người giúp việc, smartphone,…

Trẻ em vì thế có thể sẽ phát triển 1 cách tự do, bản năng hiện đang là vấn nạn của xã hội. Ngay cả người lớn, họ cũng có thể chưa thực sự biết hết tất các kỹ năng, bao gồm cả kỹ năng quản lý cảm xúc hay kỹ năng làm mới bản thân mình mỗi ngày.

Chính vì thế, ngày càng nhiều những người tìm kiếm các lớp học, khóa học nhằm trang bị giáo dục thêm những kiến thức chuẩn, được đào tạo một cách bài bản. Điều đó giúp mỗi người cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.

Kỹ Năng Giao Tiếp: Kỹ Năng Kết Thúc Câu Chuyện.

3. Một số kỹ năng cơ bản

- Kỹ năng giao tiếp

Bằng cách truyền đạt thông điệp đi theo hướng thành công (rõ ràng, đúng và đủ ý, gãy gọn), sẽ giúp người nghe hiểu được suy nghĩ, ý tưởng của mình một cách hiệu quả. Khi không thành công, những suy nghĩ, ý tưởng sẽ không phản ánh được gây nên sự sụp đổ trong giao tiếp. Đây là rào cản trên con đường đạt tới mục tiêu trong đời tư và trong sự nghiệp.

- Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng này giúp thể hiện được năng lực bản thân, điều hành công việc, quản lý nhân sự và dám chịu trách nhiệm với những lỗi sai của bản thân và tập thể.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề

Với kỹ năng này, trước những tình huống bất ngờ, cá nhân có thể bình tĩnh để tìm cách giải quyết tốt nhất cho tình huống.

- Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng này giúp mỗi người ngày càng thêm phát triển. Ở lứa tuổi nhỏ, kỹ năng tư duy sáng tạo biểu hiện khá rõ, ví dụ như tự sáng tác câu chuyện, vẽ những hình thù lạ đẹp mắt,... nếu không được quan tâm giáo dục và phát huy, nó sẽ bị mai một đi và là sự thiệt thòi lớn khi trưởng thành.

Kỹ Năng Giao Tiếp Và Tạo Lập Mối Quan Hệ

Kỹ Năng Giao Tiếp, Thuyết Trình và Tạo Lập Mối Quan Hệ

Nguyễn Thị Hằng

TuDuyThongMinh


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng