Thế Giới Bên Trong Quyết Định Thế Giới Bên Ngoài.

Muốn Thành Công chúng ta phải thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ và đặc biệt là thay đổi cái gốc nhìn bên trong suy nghĩ của mình. Nên mới có câu nói, muốn thay đổi thế giới bên ngoài chúng ta phải bắt đầu thay đổi thế giới bên trong của mình, từ suy nghĩ, hành động,.. mọi thứ đều bắt nguồn từ bên trong. Và, khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay.

Mọi thứ bắt đầu từ suy nghĩ và khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay

“Thế giới công việc đã thay đổi.”

Phát biểu trên đã trở thành câu thần chú muôn thuở được tung hô ở mọi nơi – từ gian hàng triển lãm hàng hóa cho tới bảng quảng cáo và trang web của các công ty phần mềm. Tôi không phản đối quan điểm trên. Tuy nhiên, hầu hết các cuộc nói chuyện xoay quanh sự thay đổi trong công việc lại bỏ qua tiềm năng thay đổi quan trọng và mạnh mẽ nhất. Vào ngày cuối cùng trong cương vị CEO của tập đoàn General Electric, Jeffrey R. Immelt đã nói, “Lãnh đạo là một cuộc khám phá sâu sắc về bản thân.” Thông điệp của ông vừa hay lại vừa rõ ràng: Lãnh đạo không nhất thiết phải là hướng ra bên ngoài, mà rộng hơn thế và mang tính cá nhân nhiều hơn.

Điều mà những cuộc nói chuyện về “thời thế thay đổi” thường bỏ qua chính là cơ hội lớn nhất để thay đổi không nằm ở việc chuyển sang điện toán đám mây, thành lập công ty offshore, nâng cấp phương tiện giao tiếp cho nhân viên hay tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Tất cả những thay đổi trên đều là ngoại lai, đến từ bên ngoài và chưa chạm đến được điều mà Immelt nói tới: khả năng lãnh đạo và làm việc là một trải nghiệm bên trong. Bởi lẽ ngày nay, khi nghĩ về “công việc”, ta tập trung gần như hoàn toàn vào công việc ngoại lai.

Công việc ngoại lai bao gồm những hoạt động bên ngoài như họp hành, phân tích, thuyết trình, tương tác với khách hàng, hay thậm chí là hợp tác với đồng đội. Nói chung, nó bao gồm những việc bạn và người khác làm. Nếu từng nghĩ giống tôi, có thể bạn nghĩ đó chính xác là việc bạn được trả lương để làm. Trong hầu hết mọi ngành nghề, công việc ngoại lai là công việc được chúng ta phân bổ 99% thời gian làm việc. Thực ra, ta dành quá nhiều thời gian cho nó mà không hề mảy may suy nghĩ – và đó là một phần của vấn đề.

Vì công việc ngoại lai chỉ đóng vai trò rất nhỏ trong việc giúp bạn đưa ra những quyết định khó khăn, nảy ra hướng giải quyết sáng tạo cho vấn đề và trở thành nhà lãnh đạo truyền cảm hứng. Tôi tin rằng trong nền kinh tế tri thức, điều ta thực sự được trả lương để làm mỗi ngày là những công việc nội tâm quan trọng. Một lợi ích phụ của công việc nội tâm là nó cho bạn cơ hội nâng cao đáng kể khả năng ra quyết định cũng như năng suất làm việc của mình.

Vậy Công Việc Nội Tâm Là Gì?

Hạnh Phúc Quanh Ta

Có một điểm trong văn hóa làm việc của Netix mà tôi chắc là bạn đã từng thấy; so với quyết định thông thường thì quyết định sáng tạo tốt nhất tốt hơn gấp 10 lần, còn quyết định không sáng tạo chỉ tốt hơn 2 lần.

Thực tế là khi bạn bận rộn với hàng tá công việc ngoại lai, rất khó để bạn đạt đến điểm tối ưu đó, vì công việc trí thức liên quan đến cách bạn nghĩ, chứ không chỉ liên quan đến việc bạn làm. Và cách bạn nghĩ không phải là công việc ngoại lai, mà là công việc nội tâm.

Công việc nội tâm tập trung vào trải nghiệm bên trong của bạn và người khác. Chúng ta không quen xét đến khía cạnh này trong công việc. Nó trừu tượng hơn so với công việc ngoại lai. Một lý do khiến ta cảm thấy công việc nội tâm khó hiểu hơn nhiều so với việc ngoại lai là vì ta không hiểu rõ thế giới nội tâm của mình. Công việc ngoại lai là thế giới bên ngoài chúng ta, còn công việc nội tâm là thế giới bên trong chúng ta.

Theo đó, công việc nội tâm bao gồm:

* Những hoạt động tinh thần diễn ra trong thế giới nội tâm của bạn nhằm đạt được một mục tiêu hay kết quả. Mục tiêu đó có thể là “thứ tự ưu tiên đúng đắn” như lời khuyên của triết gia Marcus Aurelius, tự suy xét và hiểu ra tại sao một đồng nghiệp lại làm phiền bạn đến vậy, hoặc suy ngẫm về giá trị hay nguyên tắc sống của mình.

* Công việc nội tâm cao cấp hơn nữa có thể là tạm đặt suy nghĩ và cảm xúc cá nhân qua một bên để lắng nghe cảm xúc của người khác.

Ban đầu, bạn sẽ cảm thấy lười biếng hay thậm chí là tội lỗi khi dành thời gian công việc nội tâm trong ngày làm việc, nhưng bạn không nên cảm thấy vậy.

Thoát Khỏi Cảm Giác Tội Lỗi Khi Làm Công Việc Nội Tâm

Trước cuộc cách mạng công nghiệp, chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để làm việc tôi gọi là công việc nội tâm – suy ngẫm, đọc sách, thiền định và đơn thuần là chú ý đến suy nghĩ và bản ngã của mình.

Phải thừa nhận là nếu bạn làm việc trong nhà máy dệt, công việc nội tâm sẽ không làm tăng thêm giá trị vào sản phẩm bạn tạo ra. Nhưng nếu bạn làm trong ngành kinh tế tri thức đề cao tính sáng tạo và khả năng lãnh đạo – chứ không phải giá trị lao động tay chân – thì công việc nội tâm là điều không thể thiếu.

Làm Thế Nào Để Ưu Tiên Cho Công Việc Nội Tâm

Cuộc Sống Độc Thân, Đôi Khi Lại Là Một Lợi Thế

Nếu không có công việc nội tâm, ta rất dễ rơi vào trầm cảm, căng thẳng và kiệt sức, từ đó dẫn đến những quyết định sai lầm và giảm thành quả sáng tạo. Tôi tin rằng lý do đằng sau việc có quá nhiều sự thiếu tận tâm ở nơi làm việc là vì mọi người cho rằng công việc của họ chỉ bao gồm công việc ngoại lai và không dành thời gian cho công việc nội tâm.

Ngẫm lại những giai đoạn sự nghiệp mà tôi chưa làm tròn chức vụ quản lý, tôi nhận thấy một mô-típ quen thuộc là mình không xác định rõ ràng đâu là điều quan trọng và cần được ưu tiên, cả về công việc lẫn đời sống cá nhân. Tất cả chúng ta đều từng trải qua chuyện này: vô định, hoang mang, cố gắng kiểm soát mọi thứ trong vô vọng, biết rằng những quyết định điên cuồng thực chất cũng chỉ để làm phân tán ảnh hưởng của ta thay vì giúp ta tiến về phía trước.

Là một CEO, tôi vô cùng xông xáo trong việc tìm cơ hội giúp đỡ mọi người ở công ty Betterup xây dựng “hành trình khám phá nội tâm” của mình. Thực tế là khi được tiếp sức bằng công việc nội tâm, công việc của ta có thể trở thành một trong những khía cạnh tuyệt vời nhất của cuộc sống. Nó có thể là nền tảng vững chắc để khám phá những mặt mới của bản thân: sở thích, năng lực và cơ hội phát triển. Nhưng việc tận dụng những hiểu biết này đòi hỏi sự suy ngẫm thấu đáo. Công việc hàng ngày có thể chất chồng và tiêu tốn thời gian lẫn công sức của bạn.

Theo những gì chúng tôi học được ở BetterUp, giải pháp ở đây là tạo ra những cú hích hữu ích để nhắc ta lùi lại, tạm dừng việc đang làm và trở về với nội tâm của mình. Chúng tôi thường chia sẻ “ghi chép nội tâm” của nhau để tạo nên cộng đồng rèn luyện một thế giới nội tâm tốt.

Cơ hội lớn nhất mà thế giới mang đến cho ta là tái định nghĩa lại công việc: rời xa danh sách việc cần làm dày đặc và hướng tới việc phát triển bản thân để có cuộc sống ngoài công việc tốt đẹp hơn. Trong văn hóa ngày nay, ta bị ám ảnh bởi số lượng và tốc độ, nhưng lại dành ngày càng ít thời gian cho những công việc nội tâm quan trọng và cần thiết để tạo ra chất lượng và cuộc sống hạnh phúc. Điều đó không dễ dàng chút nào. Trái lại, đó sẽ là công việc nội tâm khó khăn, nhưng thành quả nó mang lại thì vô cùng xứng đáng.

Hành Trang Vào Đời Cho Bạn Trẻ Trước Tuổi 30

Nâng Cao Giá Trị Bản Thân, Nâng Cao Chất Lượng Cuộc Sống

***

Tác giả: Alexi Robichaux

Người dịch: Cao Huỳnh Phương Dung


(*) Xem thêm

Bình luận

 

 

 

Đã thêm vào giỏ hàng